A Statement Adopted by The Southern Baptist Convention
June 14, 2000
Lời Ngõ
Bản ĐỨC TIN VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA NGƯỜI BÁP-TÍT nầy đã được GIÁO HỘI BÁP-TÍT NAM PHƯƠNG chấp thuận, và tu chính nhiều lần trong các Đại Hội kể từ khi bắt đầu soạn thảo từ năm 1925 ờ San Francisco, CA. Con Dân Chúa trong Giáo Hội Báp-tít chấp nhận bản nầy như là một bản tóm lược hầu hết các niềm tin chân chính trong Thánh Kinh. Bản nầy là một trong nhiều điểm đặc thù của Người Báp-tít nói lên niềm tin chung của Giáo Hội. Trọng Tâm của Giáo Hội là: (1) giữ vững niềm tin vào Chúa Cứu Thế Giê-su, là Đức Chúa Trời, Chúa Chủ Tể, và là Đấng Cứu Rỗi duy nhất của nhân loại, (2) Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời không sai lầm, và (3) Đem hết nỗ lực truyền bá Phúc Âm của Chúa trên khắp thế giới cho đến khi Ngài trở lại. Người Báp-tít còn được mệnh danh là người của Sứ Mạng Truyền Giảng Lời Chúa. (Lời người dịch).
ĐỨC TIN VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA NGƯỜI BÁP-TÍT
I. Kinh Thánh
Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa cảm thúc con người viết Kinh Thánh, và nội dung của Kinh Thánh bày tỏû về chính Ngài cho nhân loại. Kinh Thánh là một kho tàng tuyệt vời thích hợp với sự dạy dỗ thiêng liêng. Kinh Thánh có Đức Chúa Trời là tác giả, có cứu cánh là sự cứu rỗi, và có nội dung là lẽ thật không chút sai lầm nào. Cho nên toàn thể Kinh Thánh là hoàn toàn xác thực và đáng tin cậy. Kinh Thánh khải minh những phương thức mà Chúa dùng để phán xét chúng ta, và vì thế, hiện còn và sẽ còn lại cho đến khi tận thế, cái trung tâm thực sự của sự hợp nhất trong Đấng Christ, và cái tiêu chuẩn tối thượng mà theo đó tất cả hành vi, niềm tin và các ý tưởng về tôn giáo của cả nhân loại đều bị xét xử. Cả Kinh Thánh làm chứng về Đấng Christ, chính Ngài là tiêu điểm của sự minh khải thánh.
Xuất 24:4; Phục Truyền 4:1-2; 17:19; Giô-suê 8:34; Thi Thiên 19:7-10; 119:11,89,105,140; Ê-sai 34:16; 40:8; Giê-rê-mi 15:16; 36:1-2; Ma-thi-ơ 5:17-18; 22:29; Lu-ca 21:33; 24:44-46; Giăng 5:39; 16:13-15; 17:17; Công Vụ 2:16 và kế tiếp; 17:11; Rô-ma 15:4; 16:25-26; II Ti-mô-thê 3:15-17; Hê-bơ-rơ 1:1-2; 4:12; I Phi-e-rơ 1:25; II Phi- e-rơ 1:19-21.
II. Đức Chúa Trời
Chỉ có duy nhất một Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa sống và chân thật. Ngài là một Thực Thể thông huệ, thiêng liêng và có cá tính, là Đấng Sáng Tạo, Đấng Cứu Chuộc, là Đấng Bảo Tồn, và là Đấng Cai Quản cả hoàn vũ. Đấng Tạo Hóa thánh khiết vô hạn và Ngài có tất cả những sự hoàn hảo khác. Ngài là toàn năng, toàn tri; và sự hiểu biết toàn vẹn của Ngài bao trùm cả mọi vật, trong quá khứ, trong hiện tại và trong tương lai, bao gồm cả những quyết định tương lai của những loài thọ tạo có tự do của Ngài. Ngài thật xứng đáng cho chúng ta dâng lên tình yêu, sự kính trọng và sự tuân phục cao nhất của chúng ta. Đức Chúa Trời là Chúa Ba Ngôi hằng hữu bày tỏ chính Ngài cho chúng ta qua Ngôi Chúa Cha, Ngôi Chúa Con và Ngô Chúa Thánh Linh, với những cá tính riêng biệt nhưng không phân chia về tính chất, bản thể, hay thực thể.
A. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha
Trong ngôi Đức Chúa Cha, Ngài quản trị và bảo phòng chăm sóc vũ trụ cùng các loài thọ tạo của Ngài, cùng dòng lịch sử nhân loại theo những mục đích của ân điển Ngài. Ngài là Đấng Toàn Năng, Toàn Tri, Toàn Ái và Toàn Trí. Ngài là Cha trong lẽ thật đối với những ai trở nên con cái của Ngài qua đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài là Cha trong toàn tư cách của Ngài đối với tất cả mọi người.
Sáng thế ký 1:1; 2:7; Xuất 3:14; 6:2-3;15:11 và tiếp theo; 20:1 và tiếp theo; Lê-vi-ký 22:2; Phục truyền 6:4; 32:6; I Sử ký 29:10; Thi thiên 19:1-3; Ê-sai 43:3, 15; 64:8; Giê-rê-mi 10:10; 17:13; Ma-thi-ơ 6:9 và tiếp theo; 7:11; 23:9; 28:19; Mác 1:9-11; Giăng 4:24; 5:26; 14:6-13; 17:1-8; Công Vụ 1:7; Rô-ma 8:14-15; I Cô-rinh-tô 8:6; Ga-la-ti 4:6; Ê-phê-sô 4:6; Cô-lô-se 1:15; I Ti-mô-thê 1:17; Hê-bơ-rơ 11:6; 12:9; I Phi-e-rơ 1:17; I Giăng 5:7.
B. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Con
Đấng Christ là con đời đời của Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã nhập thể thành Chúa Jêsus bởi Thánh Linh, sinh ra bởi nữ đồng trinh Ma-ri. Ngài đã bày tỏ và thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Cha một cách hoàn toàn. Đã mang lấy nhân tính và hoàn toàn đồng hóa với nhân loại, Ngài cũng có những đòi hỏi, những nhu cầu của thân xác nhưng không hề phạm tội. Ngài tôn trọng pháp luật thánh bằng sự tuân phục của chính mình Ngài, và qua sự chết thế trên thập tự giá, Ngài đã chuẩn bị sự cứu chuộc loài người khỏi tội lỗi. Ngài được phục sinh với một thân thể vinh hiển và đã xuất hiện trước các môn đồ như là một người đã từng ở với họ trước khi bị đóng đinh. Ngài thăng thiên về trời và hiện nay ngự bên hữu của Đấng Tạo Hóa, ở đó Ngài là một Đấng Trung Bảo, một Đức Chúa Trời thực sự, và cũng là một người thực sự,. Chính Ngài có quyền lực giải hòa giữa Chúa và người. Ngài sẽ trở lại trong quyền năng và vinh hiển để xét đoán thế gian và để hoàn tất sứ mạng cứu chuộc của Ngài. Hiện nay Ngài đang ngự trong lòng tất cả những ai tin Ngài là một Đấng đang sống và hằng hữu.
Sáng 18:1 và tiếp theo; Thi thiên 2:7 và tiếp theo; 110:1 và tiếp theo; Ê-sai 7:14; 53; Ma-thi-ơ 1:18-23; 3:17;8:29;11:27;14:33;16:16,27; 17:5; 27; 28:1-6; 19; Mác 1:1; 3:11; Lu-ca 1:35; 4:41; 22:70; 24:46; Giăng 1:11-18, 29; 10:30,38; 11:25-27; 12:44-50; 14:7-11; 16:15-16, 28; 17:1-5,21-22; 20:1-20,28; Công Vụ 1:9; 2:22-24; 7:55-56; 9:4-5,20; Rô-ma 1:3-4; 3:23-26; 5:6-21; 8:1-3,34; 10:4; I Cô-rinh-tô 1:30; 2:2; 8:6; 15:1-8,24-28; II Cô- rinh-tô 5:19-21; 8:9; Ga-la-ti 4:4-5; Ê-phê-sô 1-20; 3:11; 4:7-10; Phi-líp 2:5-11; Cô-lô-se 1:13-22; 2:9; I Tê-sa-lô- ni-ca 4:14-18; I Ti-mô-thê 2:4-6; 3:16; Tít 2:13-14; Hê-bơ-rơ 1:1-3;4:14-15;7:14-28; 9:12-15, 24-28; 12:2;13:8; I Phi-e-rơ 2:21-25; 3:22; I Giăng 1:7-9; 3:2; 4:14-15; 5:9; II Giăng 7-9; Khải Huyền 1:13-16; 5:9-14; 12:10-11; 13:8; 19:16.
C. Ngôi Chúa Thánh Linh
Đức Thánh Linh là thần linh của Đức Chúa Trời, là Đấng hoàn toàn thiêng liêng. Ngài đã cảm tác các thánh nhân ngày xưa để viết nên Kinh thánh. Ngài đã soi tỏ cho loài người có thể hiểu được lẽ thật. Ngài tôn vinh Đấng Christ. Ngài chỉ rõ cho loài người thấy về tội phạm, về sự công chính và về sự phán xét. Ngài kêu gọi mọi người đến với Đấng Cứu Rỗi, và thực hiện sự tái sinh. Vào thời điểm mỗi tín hữu được tái sinh, Ngài báp têm họ vào trong thân thể Đấng Christ. Ngài vun đắp đặc tính cuả Đấng Christ (Chúa Cứu Thế), an ủi các tín đồ, và ban cho những đặc ân thuộc linh để nhờ đó họ có thể phục vụ Đấng Tạo Hóa trong Hội Thánh của Chúa. Ngài đóng ấn cho tín hữu cho đến ngày cứu chuộc sau cùng. Sự hiện diện của Ngài trong người tín hữu là một sự đảm bảo rằng Đấng Tạo Hóa sẽ cho người đó được tràn đầy chân ảnh Đấng Christ. Ngài soi sáng và ban quyền năng cho người tín hữu và cho Hội Thánh trong sự thờ phượng, truyền giảng và trong công tác của Hội Thánh.
Sáng Thế Ký 1:2; Các Quan Xét 14:6; Gióp 26:13; Thi Thiên 51:11; 139:7 và tiếp theo; Ê-sai 61:1-3; Giô-ên 2:28-32; Ma-thi-ơ 1:18; 3:16; 4:1; 12:28-32; 28:19; Mác 1:10,12; Lu-ca 1:35; 4:1,18-19; 11:13; 12:12; 24:49; Giăng 4:24;14:16-17,26; 15:26; 16:7-14; Công Vụ 1:8; 2:1-4,38; 4:31; 5:3;6:3;7:55; 8:17,39; 10:44; 13:2;15:28; 16:6; 19:1-6; Rô-ma 8:9-11,14-16,26-27; I Cô-rinh-tô 2:10-14; 3:16; 12:3-11,13; Ga-la-ti 4:6; Ê-phê-sô 1:13-14; 4:30; 5:18; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:19; I Ti-mô-thê 3:16; 4:1; II Ti-mô-thê 1:14; 3:16; Hê-bơ-rơ 9:8,14; II Phi-e-rơ 1:21; I Giăng 4:13; 5:6-7; Khải Huyền 1:10; 22:17.
III. Con Người
Con người là một tạo vật đặc biệt của Đức Chúa Trời, được dựng nên theo hình ảnh của chính Ngài. Đức Chúa Trời tạo dựng họ, người nam và người nữ đều là tuyệt phẩm của công cuộc sáng tạo của Ngài. Vì thế, phái tính là một món quà, một phần của chân thiện mỹ trong sự sáng tạo ấy. Thoạt đầu, con người trong trắng đối với tội lỗi và được Đấng Sáng Tạo ban cho quyền tự do chọn lựa. Bởi được tự do chọn lựa mà con người phạm tội cùng Chúa và đưa tội lỗi vào dòng dõi loài người. Vì bị Quỷ Vương cám dỗ, con người vi phạm mạng lệnh Chúa, từ sự trong trắng nguyên thủy họ đã sa ngã, nên từ đó, hậu duệ của họ phải chịu ảnh hưởng mang một bản tính và một khuynh hướng tội lỗi. Vì vậy, ngay khi có khả năng hành động về đạo đức, con người đã là những người tội lỗi và đã bị kết án. Chỉ có ân điển Chúa mới có thể đem con người vào sự tương giao thánh khiết với Ngài và khiến họ có thể chu toàn mục đích sáng tạo của Chúa. Nhân cách thánh khiết của con người là điều hiển nhiên vì lẽ Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh Ngài, và vì Đấng Christ đã chết thay cho con người, cho nên ở mỗi một người thuộc mỗi chủng tộc đều co phẩm chất trọn vẹn, đáng được tôn trọng và yêu thương trong Chúa.
Sáng Thế Ký 1:26-30; 2:5,7,18-22; 3, 9:6; Thi Thiên 1; 8:3-6; 32:1-5; 51:5; Ê-sai 6:5; Giê-rê-mi 17:5; Ma-thi-ơ 16:26; Công vụ 17:26-31; Rô-ma 1:19-32; 3:10-18,23; 5:6,12,19; 6:6; 7:14-25; 8:14-18,29; I Cô-rinh-tô 1:21-31; 15:19,21-22; Ê-phê-sô 2:1-22; Cô-lô-se 1:21-22; 3:9-11.
III. Sự Cứu Chuộc
Sự Cứu Rỗi bao gồm sự mua chuôïc con người trọn vẹn, và được tặng không cho những ai tiếp nhận Chúa Jêsus Christ làm Đấng Cứu Rỗi của họ, là Đấng dùng chính huyết của mình để cứu chuộc vĩnh viễn những ai tin nhận Ngài. Trong ý nghĩa rộng nhất, sự cứu chuộc bao gồm sự tái sinh, tuyên công chính, thánh hóa, và tôn vinh hiển. Không thể có sự cứu chuộc nào ngoài niềm tin cá nhân vào Chúa Jêsus Christ là Chúa của mình.
A. Sự tái sinh, hay là một sự sinh mới, là một việc do ân điển Chúa, bởi đó những người tín hữu trở nên những tạo vật mới trong Chúa Jêsus Christ. Sự tái sinh là việc Đức Thánh Linh làm cho người có tội thay đổi tấm lòng qua sự xưng tội, tức là người ấy đáp ứng bằng cách ăn năn đối với Chúa và đặt đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ. Sự ăn năn và đức tin là hai kinh nghiệm ân điển không thể tách rời nhau.
Sự Ăn Năn là thực tâm xây khỏi tội lỗi và hướng về Đúc Chúa Trởi. Đức Tin là sự tiếp nhận Chúa Jêsus Christ, và giao trọn vẹn đởi sống mình cho Ngài để Ngài làm Chúa và ngự trị hướng dẫn mỗi ngày.
B. Sự Tuyên Công Chính là sự tha thứ đầy ân điển và trọn vẹn của Chúa đối với tội nhân biết ăn năn và tin nhận Đấng Christ, trên những nguyên tắc của sự côngchính Ngài. Sự Tuyên Công Chính đem người tín hữu vào mối liên hệ bình an và được ơn đối với Chúa.
C. Sự Thánh Hóa là một kinh nghiệm, bắt đầu bằng sự tái sinh, theo đóù người tín hữu được dành riêng cho những mục đích của Chúa, và người đó có khả năng dần dần trưởng thành về đạo đức và tinh thần qua sự hiện diện quyền năng của Đức Thánh Linh ở trong lòng. Sự lớn lên trong ân điển phải được tiếp tục suốt cuộc đời của người được tái sinh.
D. Sự Tôn Vinh Hiển là tuyệt đỉnh của sự cứu rỗi và là tình trạng phước hạnh và tồn tại lâu dài của người được cứu chuộc.
Sáng Thế Ký 3:15; Xuất Ê-díp-tô Ký 3:14-17; 6:2-8; Ma-thi-ơ 1:21; 4:17; 16:21-26; 27:22-28:6; Lu-ca 1:68-69; 2:28:32; Giăng 1:11-14,29; 3:3-21,36; 5:24; 10:9,28-29; 15:1-16; 17:17; Công Vụ 2:21; 4:12; 15:11; 16:30-31; 17:30-31; 20:32; Rô-ma 1:16-18; 2:4; 3:23-25; 4:3 và tiếp theo; 5:8-10; 6:1-23; 8:1-18,29-39; 10:9-10,13; 13:11- 14; I Cô-rinh-tô 1:18,30; 6:19-20; 15:10; II Cô-rinh-tô 5:17-20; Ga-la-ti 2:20; 3:13; 5:22-25; 6:15; Ê-phê-sô 1:7; 2:8-22; 4:11-16; Phi-líp 2:12-13; Cô-lô-se 1:9-22; 3:1 và tiếp theo; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:23-24; II Ti-mô-thê 1:12; Tít 2:11-14; Hê-bơ-rơ 2:1-3; 5:8-9; 9:24-28; 11:1-12-8,14; Gia-cơ 2:14-26; I Phi-e-rơ 1:2-23; I Giăng 1:6-2:11 Khải Huyền 3:20; 21:1-22:5.
IV. Mục Đích của Ân Điển Chúa
Sự tuyển chọn là mục đích ân điển của Chúa, bởi đó Ngài làm cho tội nhân được tái sinh, được xưng công chính, nên thánh, và vinh hiển. Điều đó phù hợp với năng lực tự do của nhân loại, và bao gồm mọi phương tiện liên quan với mục đích. Sự lựa chọn cũng bày tỏ một cách vinh hiển về sự tốt lành tuyệt đối của Chúa, và sự khôn ngoan, thánh khiết, bất biến vô cùng của Ngài. Sự tuyển chọn của Chúa không cho phép ai khoe khoang nhưng khuyến khích sự khiêm nhường.
Tất cả những tín hữu chân chính phải nhẫn nhục cho đến cuối cùng. Người nào được Chúa thừa nhận trong Đấng Christ, và được Thánh Linh Ngài thánh hóa, sẽ không bao giờ bị mất phần ân điển, nhưng sẽ được bảo toàn cho đến cuối cùng. Những tín hữu có thể sa ngã phạm tội vì vô ý, vì bị cám dỗ; vì vậy họ làm buồn Đức Thánh Linh, phương hại đến ân tứ và hạnh phúc của riêng họ, vì cớ Đấng Christ họ bị khiển trách và tạm thời bị sửa phạt; tuy nhiên bởi đức tin họ sẽ được gìn giữ để rồi được cứu bởi quyền năng của Chúa.
Sáng Thế ký 12;1-3; Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5-8; I Sa-mu-ên 8:4-7,19-22; Ê-sai 5:1-7; Giê-rê-mi 31:31 và tiếp theo; Ma-thi-ơ 16:18-19; 21:28-45; 24:22,31; 25:34; Lu-ca 1:68-79; 2:29-32; 19:41-44; 24:44-48; Giăng 1:12-14; 3:16; 5:24; 6:44-45,65; 10:27-29; 15:16; 17:6,12,17-18; Công Vụ 20:32; Rô-ma 5:9-10; 8:28-39; 10:12-15; 11:5- 7,26-36; I Cô-rinh-tô 1:1-2; 15:24-28; Ê-phê-sô 1:4-23; 2:1-10; 3:1-11; Cô-lô-se 1:12-14; II Tệsa-lô-ni-ca 2:13- 14; II Ti-mô-thê 1:12; 2:10,19; Hê-bơ-rơ 11:39-12:12; Gia-cơ 1:12; I Phi-e-rơ 1:2-5,13; 2:4-10; I Giăng 1:7-9; 2:19; 3:2.
VI. Hội Thánh
Một Hội Thánh Tân Ước của Chúa Jêsus Christ là một hội chúng địa phương tự quản của những tín hữu đã chịu phép báp têm, liên hiệp với nhau bởi giao ước trong đức tin và tương giao của Phúc Âm; tuân theo hai mạng lịnh của Đấng Christ, được luật pháp của Ngài quản trị, thực hành các ân tứ, quyền hạn, và đặc ân mà Lời Chúa ban cho họ, và tìm cách truyền bá tin mừng đến khắp cùng trái đất. Mỗi hội chúng điều hành dưới chủ quyền của Đấng Christ thông qua các thể thức dân chủ. Trong một hội chúng như thế, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm và phải khai trình trước Đấng Christ là Chúa của mình. Các chức viên của Hội Thánh là các mục sư và chấp sự theo Kinh Thánh qui định. Cho dù nam hay nữ giới đều là những người có ơn tứ trong khi hầu việc trong Hội Thánh, các chức vụ mục sư chỉ do nam giới đảm nhận theo như Kinh Thánh ấn định.
Kinh Thánh Tân Ước cũng dạy rằng Hội Thánh là Thân Thể của Đấng Christ bao gồm tất cả những người được cứu trong mọi thời đại, các tín hữu của từng bộ tộc, từng ngôn ngữ, từng dân tộc và từng quốc gia.
Ma-thi-ơ 16:15-19; 18:15-20; Công Vụ 2:41-42, 47; 5:11-14; 6:3-6; 13:1-3; 14:23,27; 15:1-30; 16:5; 20:28; Rô- ma 1:7; I Cô-rinh tô 1:2; 3:16; 5:4-5; 7:17; 9:13-14; 12; Ê-phê-sô 1:22-23; 2:19-22; 3:8-11,21; 5:22-32; Phi-líp 1:1; Cô-lô-se 1:18; I Ti-mô-thê 2:9-14; 3:1-15; 4:14; Hê-bơ-rơ 11:39-40; I Phi-e-rơ 5:1-4; Khải Huyền 2-3; 21:2-3.
VII. Phép Báp-têm và Lễ Tiệc Thánh
Lễ Báp-têm của Cứu Chúa Giáo là phép dầm một tín hữu dưới nước, nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Việc làm này là một sự tuân phục, tượng trưng cho đức tin của người ấy đối với Chúa Cứu Thế bị đóng đinh, được chôn và sống lại, sự chết của người ấy đối với tội lỗi, sự chôn của đời cũ, và sự sống lại để bước đi trong sự mới mẻ của cuộc đời trong Chúa Jêsus Christ. Phép báp-têm là một bằng chứng của đức tin người tín hữu về sự sống lại sau cùng của người chết. Đây là một lễ nghi của Hội Thánh, là điều kiện tiên quyết để được nhận các đặc ân của một hội viên và để có thể dự lễ Tiệc Thánh.
Lễ Tiệc Thánh là một hành động tượng trưng cho sự vâng lời, bởi đó qua việc dự phần với bánh và nước nho, những thuộc viên của Hội Thánh ghi nhớ sự chết của Đấng Cứu Chuộc và trông đợi sự tái lâm của Ngài.
Ma-thi-ơ 3:13-17; 26:26-30; 28:19-20; Mác 1:9-11; 14:22-26; Lu-ca 3:21-22; 22:19-20; Giăng 3:23; Công Vụ 2:41-42; 8:35-39; 16:30-33; 20:7; Rô-ma 6:3-5; I Cô-rinh-tô 10:16,21; 11:23-29; Cô-lô-se 2:12.
VIII. Ngày Chúa Nhựt
Ngày đầu trong tuần lễ là Ngày Chúa Nhựt. Nó là một định chế của Cứu Chúa Giáo để vâng giữ thường lệ. Ngày Chúa Nhựt kỷ niệm sự sống lại của Đấng Christ sau khi chết và cần phải thực hành nghi lễ thờ phượng và tôn kính, ở chỗ công cộng lẫn riêng tư. Những sinh hoạt trong Ngày Chúa Nhậït cần xứng hiệp với luơng tâm của tín hữu dưới quyền quản trị của Chúa Jêsus Christ.
Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8-11; Ma-thi-ơ 12:1-12; 28:1 và tiếp theo; Mác 2:27-28; 16:1-7; Lu-ca 24:1-3,33-36; Giăng 4:21-24; 20:1,19-28; Công Vụ 20:7; Rô-ma 14:5-10; I Cô-rinh-tô 16:1-2; Cô-lô-se 2:16; 3:16; Khải Huyền 1:10.
IX. Vương Quốc
Vương Quốc của Thiên Chúa bao hàm hai ý nghĩa, chủ quyền tổng quát của Ngài trên vũ trụ và đặc biệt là vương quyền của Ngài trên những con người sẵn lòng nhận Ngài làm Vua của đời mình. Đặc biệt Vương Quốc là cõi cứu rỗi mà mỗi người có thể đi vào do lòng tin tưởng cam kết tin cậy đơn sơ như con trẻ đến với Chúa Jêsus Christ. Những tín hữu cần cầu nguyện và cần ra sức làm việc để cho Nước Chúa được mau đến và ý Chúa được nên trên đất. Sự thành toàn của Vương Quốc là khi Chúa Jêsus Christ tái lâm và thời đại này kết thúc.
Sáng Thế Ký 1:1; Ê-sai 9:6-7; Giê-rê-mi 23:5-6; Ma-thi-ơ 3:2; 4:8-10,23; 12:25-28; 13:1-52; 25:31-46; 26:29; Mác 1:14-15; 9:1; Lu-ca 4:43; 8:1; 9:2; 12:31-32; 17:20-21; 23:42; Giăng 3:3; 18:36; Công vụ 1:6-7; 17:22:31; Rô-ma 5:17; 8:19; I Cô-rinh-tô 15:24-28; Cô-lô-se 1:13; Hê-bơ-rơ 11:10,16; 12:28; I Phi-e-rơ 2:4-10; 4:13; Khải Huyền 1:6,9; 5:10; 11:15; 21-22.
X. Những Sự Việc Sau Cùng
Đức Chúa Trời, theo thời điểm và theo cách riêng của Ngài, sẽ chấm dứt thế gian một cách đúng hạn. Theo lời hứa của Đức Chúa Jêsus Christ, đích thân Ngài sẽ trở lại trái đất và người ta sẽ trông thấy Ngài trong vinh quang; những nguời chết sẽ được cho sống lại, và Đấng Christ sẽ phán xét mọi người trong sự công chính. Những người bất chính sẽ bị giam giữ ở Địa Ngục, là nơi hình phạt đời đời. Còn những người công chính sẽ được sống lại với thân thể trong vinh quang, sẽ nhận được phần thưởng và ở đời đời trên Thiên Đàng với Chúa.
Ê-sai 2:4; 11:9; Ma-thi-ơ 16:27; 18:8-9; 19:28; 24:27,30,36,44; 25:31-46; 26:64; Mác 8:38; 9:43-48; Lu-ca 12:40,48; 16:19:26; 17:22-37; 21:27-28; Giăng 14:1-3; Công Vụ 1:11; 17:31; Rô-ma 14:10; I Cô-rinh-tô 4:5; 15:24-28,35-58; II Cô-rinh-tô 5:10; Phi-líp 3:20-21; Cô-lô-se 1:5; 3:4; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14-18; 5:1 và tiếp theo; II Tê-sa-lô-ni-ca 1:7 và tiếp theo; 2; I Ti-mô-thê 6:14; II Ti-mô-thê 4:1,8; Tít 2:13; Hê-bơ-rơ 9:27-28; Gia-cơ 5:8; II Phi-e-rơ 3:7 và tiếp theo; I Giăng 2:28; 3:2; Giu-đe 14; Khải Huyền 1:18; 3:11; 20:1-22:13.
XI. Truyền Giảng Phúc Âm và Công Tác Truyền giáo
Bổn phận và đặc ân của mỗi cá nhân theo Chúa và mỗi Hội Thánh của Đức Chúa Jêsus Christ là nỗ lực khiến các dân thành môn đồ của Ngài. Một người mới được Thánh Linh Chúa tái sinh có nghĩa là một tình yêu tha nhân mới được khai sinh. Do đo,ù những nỗ lực về truyền giáo của các con dân Chúa là sự bó buộc tâm linh của đời sống được tái sinh, và điều này đã được Chúa Jêsus bày tỏ và nhắc lại nhiều lần trong lời dạy của Ngài. Chúa Jêsus Christ truyền bảo phải truyền giảng Tin Mừng cho hết thảy các nước. Mỗi con cái Chúa có bổn phận phải luôn tìm cơ hội đem những người hư mất về với Ngài với lời làm chứng, có kèm theo bằng chứng một nếp sống đạo, và cũng bằng những phương pháp khác phù hợp với Phúc Âm của Đấng Christ.
Sáng Thế Ký 12:1-3; Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5-6; Ê-sai 6:1-8; Ma-thi-ơ 9:37-38; 10:5-15; 13:18-30,37-43; 16:19; 22:9-10; 24:14; 28:18-20; Lu-ca 10: 1-18; 24:16-53; Giăng 14:11-12; 15:7-8,16; 17:15; 20:21; Công Vụ 1:8; 2; 8:26-40; 10:42-48; 13:2-3; Rô-ma 10:13-15; Ê-phê-sô 3:1-11; I Tê-sa-lô-ni-ca 18; II Ti-mô-thê 4:5; Hê-bơ-rơ 2:1- 3; 11:39-12:2; I Phi-e-rơ 2:4-10; Khải Huyền 22:17.
XII. Giáo Dục
Cứu Chúa Giáo có niềm tin của sự hiểu biết và sự sáng suốt. Trong Chúa Jêsus Christ có cả mọi kho tàng của khôn ngoan và hiểu biết. Cho nên tất cả sự học hỏi thấu triệt là một phần di sản của chúng ta. Sự tái sinh mở rộng tất cả năng lực của con người và tạo ra sự khao khát về kiến thức. Hơn nữa nhu cầu giáo dục trong Vương Quốc Đấng Christ lại phối hợp với những nhu cầu của các công tác truyền giáo và việc từ thiện nói chung; do đó Hội Thánh cần yểm trợ một cách rộng rãi các công tác này. Một hệ thống giáo dục tín hữu đầy đủ là cần thiết cho một chương trình thuộc linh hoàn bị cho con dân Chúa.
Trong Cứu Chúa Giáo dục sẽ có một sự thăng bằng thích hợp giữa tự do giảng dạy và trách nhiệm giảng dạy. Trong cuộc sống của một người, sự tự do trong bất cứ mối liên hệ qui củ nào cũng luôn luôn bị giới hạn và không bao giờ là tuyệt đối. Sự tự do của một nhà giáo trong một trường đại học, hay một đại chủng viện bị giới hạn bởi sự siêu việt của Đức Chúa Jêsus Christ, bởi đặc tính đầy năng quyền của Kinh Thánh, và bởi mục đích riêng của nhà trường đã lập nên.
Phục Truyền 4:1,5,9,14; 6:1-10; 31:12-13; Nê-hê-mi 8:1-8; Gióp 28:28; Thi Thiên 19:7 và tiếp theo; 119:11; Châm ngôn 3:13 và tiếp theo; 4:1-10; 8:1-7,11; 15:14; Truyền Đạo 7:19; Ma-thi-ơ 5:2; 7:24 và tiếp theo; 28:19- 20; Lu-ca 2:40; I Cô-rinh-tô 1:18-31; Ê-phê-sô 4:11-16; Phi-líp 4:8; Cô-lô-se 2:3,8-9; I Ti-mô-thê 1:3-7; II Ti-mô- thê 2:15; 3:14-17; Hê-bơ-rơ 5:12-6:3; Gia-cơ 1:5; 3:17.
XIII. Công Tác Quản Gia
Đức Chúa Trời là nguồn của tất cả những phước hạnh, trong cõi tạm cũng như cõi tâm linh đều thuộc về Ngài. Cứu Chúa Nhân mang nợ tâm linh cho cả thế giới, là một chức vụ thánh được ủy thác trong Phúc Âm, và có trách nhiệm quản gia về tài sản của họ. Cho nên họ phải phục vụ Đấng Tạo Hóa bằng thời gian, năng lực và của cải vật chất; và nên biết rằng tất cả những điều này được giao cho họ sử dụng để làm vinh hiển Ngài và để giúp đỡ tha nhân. Kinh Thánh dạy tín hữu phải dâng hiến tài nguyên cho sự tiến triển của mục đích Đấng Cứu Chuộc trên thế giới một cách vui lòng, đều đặn, hệ thống, tương xứng, và rời rộng.
Sáng Thế Ký 14:20; Lê-vi Ký 27:30-32; Phục Truyền 8:18; Ma-la-chi 3:8-12; Ma-thi-ơ 6:1-4,19:21; 23:23; 25:14- 29; Lu-ca 12:16-21,42; 16:1-13; Công Vụ 2:44-47; 5:1-11; 17:24-25; 20:35; Rô-ma 6:6-22; 12:1-2; I Cô-rinh-tô 4:1-2; 6:19-20; 12; 16:1-4; II Cô-rinh-tô 8-9; 12:15; Phi-líp 4:10-19; I Phi-e-rơ 1:18-19.
XIV. Sự Hợp Tác
Những Con Dân Chúa khi cần nên tổ chức các hiệp hội và nghị hội để bảo đảm tốt nhất cho sự hợp tác vì những mục tiêu lớn của Vương Quốc Chúa. Các tổ chức như thế không có quyền hạn đối với nhau, cũng như không có quyền trên các Hội Thánh. Đó là những cơ quan tình nguyện hay cố vấn được thiết lập để giải đáp, phối hợp, và hướng dẫn năng lực nhân sự của giáo hội một cách hiệu quả nhất. Các thuộc viên của Hội Thánh Tân Ước phải hợp tác với nhau để đẩy mạnh các mục vụ truyền giáo, giáo dục, và từ thiện trong việc mở mang Vương Quốc Đấng Christ. Sự hiệp nhất của Cứu Chúa Nhân trong ý nghĩa Tân Ước là sự hòa hợp thuộc linh và tình nguyện hợp tác của các nhóm con cái Chúa vì các mục tiêu chung. Cũng cần có sự hợp tác giữa các giáo phái trong Cứu Chúa Giáo, khi hướng về mục đích có thể tự biện minh được, và sự hợp tác như thế không làm trái với lương tâm hay phương hại đến sự trung tín với Đấng Christ, và với Lời Ngài đã được tỏ bày trong Tân Ước.
Xuất Ê-díp-tô Ký 17:12; 18:17 và tiếp theo; Các Quan Xét 7:21; Ê-xơ-ra 1:3-4; 2:68-69; 5:14-15; Nê-hê-mi 4; 8:1-5; Ma-thi-ơ 10:5-15; 20:1-16; 22:1-10; 28:19-20; Mác 2:3; Lu-ca 10:1 và tiếp theo; Công vụ 1:13-14; 2:1 và tiếp theo; 4:31-37; 13:2-3; 15:1-35; I Cô-rinh-tô 1:10-17; 3:5-15; 12; II Cô-rinh-tô 8-9; Ga-la-ti 1:6-10; Ê-phê-sô 4:1-16; Phi-líp 1:15-18.
XV. Cứu Chúa Nhân và Trật Tự Xã Hội
Tất cả Con Dân Chúa có bổn phận phải tìm cách làm cho ý chỉ Đấng Christ trở nên tối thượng trong đời sống của chính mình và trong xã hội loài người. Những phương tiện và cách thức được dùng để cải tiến xã hội và thiết lập sự công chính giữa loài người chỉ có thể hữu ích thực sự và thường xuyên khi nào chúng lập căn bản trong sự tái sinh của cá nhân bằng ân điển cứu chuộc của Đấng Tạo Hóa trong Chúa Jêsus Christ. Cứu Chúa Nhân phải chống lại sự kỳ thị chủng tộc, mọi hình thức tham lam, ích kỷ, và thói xấu, tất cả mọi hình thức tình dục vô luân, bao gồm tà dâm, đồng tính luyến ái, và văn hóa phẩm đồi trụy. Chúng ta phải làm việc để trợ giúp những trẻ mồ côi, người thiếu thốn, kẻ bị hà hiếp, người già cả, kẻ không có nơi nương tựa, và các bệnh nhân. Chúng ta phải lên tiếng nhân danh các hài nhi chưa ra đời và tranh luận vì sự cao trọng của cả cuộc sống con người từ khi mới bắt đầu thọ thai cho đến khi qua đời cách bình thường. Mỗi Cứu Chúa Nhân phải tìm cách đem toàn bộ chính quyền, kỹ thuật, và xã hội đặt dưới sự điều khiển của các nguyên tắc công chính, chân thật, và yêu thương nhau trong tình huynh đệ. Để có thể cổ động cho các mục tiêu này, con dân Chúa phải sẵn sàng làm việc với mọi người có thiện chí trong những mục đích tốt, luôn luôn hành động cẩn thận trong tinh thần yêu thương, không nhân nhượng lòng trung thành với Đấng Christ và với lẽ thật của Ngài.
Xuất Ê-díp-tô Ký 20:3-17; Lê-vi Ký 6:2-5; Phục Truyền Luật Lệ Ký 10:12; 27:17; Thi Thiên 101:5; Mi-chê 6:8; Xa-cha-ri 8:16; Ma-thi-ơ 5:13-16,43-48; 22:36-40; 25:35; Mác 1:29-34; 2:3 và tiếp theo; 10:21; Lu-ca 4:18-21; 10:27-37; 20:25; Giăng 15:12; 17:15; Rô-ma 12-14; I Cô-rinh-tô 5:9-10; 6:1-7; 7:20-24; 10:23-11:1; Ga-la-ti 3:26-28; Ê-phê-sô 6:5-9; Cô-lô-se 3:12-17; I Tê-sa-lô-ni-ca 3:12; Phi-lê-môn; Gia-cơ 1:27; 2:8.
XVI. Hòa Bình và Chiến Tranh
Bổn phận của con dân Chúa là tìm sự hòa bình với tất cả mọi người trên những nguyên tắc công chính. Để phù hợp với tinh thần và những lời dạy của Đấng Christ, Cứu Chúa Nhân cần phải làm hết sức mình để chấm dứt chiến tranh.
Phương thuốc chân chính để chấm dứt tinh thần thù địch là Phúc Âm của Chúa chúng ta. Việc tiếp nhận những Lời Ngài dạy trong mọi nan đề của nhân loại và của các quốc gia, và sự áp dụng thực tiễn luật yêu thương của Ngài là nhu cầu tối thượng của thế giới Cứu Chúa Nhân khắp thế giới cần phải cầu nguyện cho quyền tể trị vì của Chúa Hòa Bình.
Ê-sai 2:4; Ma-thi-ơ 5:9,38-48; 6:33; 26:52; Lu-ca 22:36,38; Rô-ma 12:18-19; 13:1-7; 14:19; Hê-bơ-rơ 12:14; Gia- cơ 4:1-2.
XVII. Quyền Tự Do Tín Ngưỡng
Chỉ có một mình Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa là Chúa của lương tâm, và Ngài khiến cho lương tâm không bị trói buộc bởi các học thuyết và giới luật của loài người đi ngược lại với Lời Ngài hay không có trong Lời Ngài. Giáo quyền phải được biệt riêng khỏi chính quyền. Nhà nước có nhiệm vụ che chở và để cho mỗi Hội Thánh được hoàn toàn tự do trong khi theo đuổi những mục tiêu tâm linh. Để có được một sự tự do như thế, nhà nước không thể thiên vị đối với một nhóm người thuộc một giáo hội hay thuộc một giáo phái nào hơn những nhóm khác. Nhà cầm quyền do Chúa lập nên, do đó bổn phận của những con dân Chúa là phải trung tín vâng phục trong tất cả mọi sư,ï miễn là không đi ngược lại ý chỉ mà Chúa đã tỏ ra. Hội Thánh không nên dựa vào thế lực xã hội để thực hiện công tác của mình. Tin Mừng của Đấng Christ chỉ dự liệu các phương tiện tâm linh để theo đuổi các mục đích. Nhà nước không có quyền áp đặt hình phạt trên những ý kiến về tôn giáo thuộc bất cứ loại nào. Nhà nước không có quyền đánh thuế để hổ trợ cho bất cứ hình thức tôn giáo nào. Một Hội thánh tự do trong một đất nước tự do là lý tưởng Cơ đốc, và điều này có nghĩa mọi người có quyền được tự do, không bị ngăn cấm khi đến với Đấng Tạo Hóa, và quyền được thành lập và truyền bá những tư tưởng trong lĩnh vực tôn giáo mà không bị thế lực dân sự xen vào.
Sáng Thế Ký 1:27; 2:7; Ma-thi-ơ 6:6-7,24; 16:26; 22:21; Giăng 8:36; Công Vụ 4:19-20; Rô-ma 6:1-2; 13:1-7; Ga- la-ti 5:1,13; Phi-líp 3:20; I Ti-mô-thê 2:1-2; Gia-cơ 4:12; I Phi-e-rơ 2:12-17; 3:11-17; 4:12-19.
XVIII. Gia Đình
Đức Chúa Trời đã thiết lập gia đình như là một định chế căn bản của xã hội loài người. Gia Đình gồm có những người liên hệ với nhau bằng hôn nhân, bằng huyết thống hoặc bảo dưỡng.
Hôn Nhân là kết hợp một người nam và một người nữ trong một giao ước trọn đời. Đây là quà tặng duy nhất của Đấng Tạo Hóa để bày tỏ sự liên hiệp giữa Đấng Christ và Hội thánh Ngài, giúp cho cơ cấu để cho người nam và người nữ trong hôn nhân có thể kết bạn thân mật, một con đường để biểu hiện tình dục thích hợp với những tiêu chuẩn của Kinh thánh, và là phương tiện để nối dõi nhân loại.
Trước mặt Đấng Tạo Hóa, vợ chồng có giá trị ngang nhau, bởi vì cả hai được dựng nên theo hình ảnh Ngài. Sự liên hệ hôn nhân dựa trên khuôn mẫu sự liên hệ giữa Đức Chúa Trời và con dân Ngài. Chồng phải yêu thương vợ như Đấng Christ yêu thương Hội Thánh. Người chồng có trách nhiệm Chúa giao trong sự chu cấp, bảo vệ và hướng dẫn gia đình. Vợ phải ân cần tùng phục chồng trong sự hướng dẫn của chồng, chẳng khác gì Hội Thánh tự nguyện tùng phục Đấng Christ trong ngôi vị đứng đầu của Ngài. Người vợ cũng mang hình ảnh Chúa giống như chồng, do đó bình đẳng với chồng, và cũng có trách nhiệm Chúa giao trong sự kính trọng chồng, giúp đỡ chồng quản lý việc nhà và nuôi nấng con cái.
Con cái, ngay từ lúc hoài thai, là một phước lành và là gia tài Chúa ban cho. Bậc cha mẹ phải cho con cái thấy được mô thức hôn nhân của Đấng Tạo Hóa. Cha mẹ cần phải dạy cho con cái về những giá trị tinh thần và luân lý. Hướng dẫn chúng qua gương sống đạo trung tín, kỷ luật, yêu thương; khi quyết định biết căn cứ vào lẽ thật Kinh Thánh. Con cái phải kính trọng và vâng lời cha mẹ.
Sáng Thế Ký 1;26-28; 2:15-25; 3:1-20; Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12; Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4-9; Giô-suê 24:15; I Sa-mu-ên 1:26-28; Thi Thiên 51:5; 78:1-8; 127; 128; 139:13-16; Châm Ngôn 1:8; 5:15-20; 6:20-22; 12:4; 13:24; 14:1; 17:6; 18:22; 22:6,15; 23:13-14; 24:3; 29:15,17; 31:10-31; Truyền Đạo 4:9-12; 9:9; Ma-la-chi 2:14-16; Ma- thi-ơ 5:31-32; 18:2-5; 19:3-9; Mác 10:6-12; Rô-ma 1:18-32; I Cô-rinh-tô 7:1-16; Ê-phê-sô 5:21-33; 6:1-4; Cô-lô- se 3:18-21; I Ti-mô-thê 5:8,14; II Ti-mô-thê 1:3-5; Tít 2:3-5; Hê-bơ-rơ 13:4; I Phi-e-rơ 3:1-7.